Tìm hiểu các loại muỗi gây hại cùng Funi Smart Door
Các loại muỗi gây hại là loài côn trùng gây bệnh dịch, truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới. Nó gây ra dịch bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lẫn tính mạng con người như sốt rét, sốt xuất huyết, và các virus khác. Để bảo vệ sức khỏe gia đình, việc hiểu biết về các loại muỗi gây hại và các giải pháp phòng chống là rất quan trọng. Hãy cùng Funi Smart Door tìm hiểu về chúng và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Các loại muỗi gây hại phổ biến tại Việt Nam
Theo nghiên cứu trên thế giới có khoảng 3500 loài muỗi. Nhưng chỉ 100 loài gây hại và truyền bệnh cho con người. Điển hình tại Việt Nam có các loại muỗi gây bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao là: Muỗi Anopheles, muỗi Culex và muỗi Aedes.
Muỗi Anopheles
Hình dáng: Muỗi trưởng thành màu nâu sẫm và đen. Cánh có vệt đen trắng. Chân và cánh khá dài. Lúc nghỉ ngơi bụng của loài muỗi này phần bụng sẽ hướng lên không hướng xuống như các loại muỗi khác. Là một trong các loại muỗi gây hại nguy hiểm.
Vòng đời: Giai đoạn từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 6-8 ngày.
Thói quen: Chúng thích sống ở nơi có nhiều cống rãnh, cây cối. Chúng hoạt động cả ở ngoài trời và trong nhà vào bất cứ thời gian nào
==> Gây ra bệnh sốt rét. Nguyên nhân từ việc muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng và khiến người bệnh sốt cao, ớn lạnh, gặp các triệu chứng như bị cúm nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Muỗi Culex
Hình dáng: Muỗi có màu nâu hoặc xám. Thân hình dài, chân mảnh, đầu cánh nhỏ so với các loại muỗi khác. Đầu và bụng luôn thẳng. Ấu trùng màu nâu.
Vòng đời: Kéo dài từ 6-10 ngày.
Thói quen: Chúng thường sống tại khu vực nước bẩn, ô nhiễm, những nơi có nước đọng. Hoạt động mạnh mẽ vào lúc chiều và tối (lúc mặt trời lặn). Có khả năng bay đường dài. Ngủ ngay trong nhà trước và sau khi chích máu. Đôi khi chúng ngủ ngoài trời.
==> Gây bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ở trẻ em trong độ 2 – 8 tuổi. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong và để lại những di chứng nặng nề lên tới 35%. Một vài các di chứng của bệnh như liệt, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, co giật,….Khi bênh phát tác gây ra các triệu chứng như sốt cao, co giật, hôn mê, đâu đầu dữ dội. Muỗi là trung gian lây bệnh từ động vật khác sang con người.
Căn bệnh này mõi năm cướp đi tính mạng của 10,000 người. Đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị nhưng đã có vaccine phòng ngừa. Nhưng quan trọng nhất phải tìm biện pháp chủ động để bảo vệ gia đình bạn trước các loài muỗi mang mầm bệnh như muỗi Culex.
Muỗi Aedes
Hình dáng: Đặc điểm nhận dạng loài muỗi này là chúng có màu đen, có các sọc trắng trên bụng, thân và chân. Vùng ngực có các đốt trắng xếp thành hàng. Muỗi trưởng thành có kích thước nhỏ, sẫm màu.
Vòng đời: Giai đoạn từ trứng đến muỗi trưởng thành mất 6 – 8 ngày.
Thói quen: Muỗi Aedes thường cư trú nơi ít ánh sáng như các góc tối trong nhà, chăn màn, quần áo. Sinh trưởng trong môi trường ẩm thấp ao tù nước đọng. Bao gồm thùng, chum, vại, xô, lọ hoa, đĩa trồng cây, bể chứa, chai lọ bỏ đi, hộp thiếc, lốp xe. Phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa mưa. Thời gian muỗi đốt người nhiều nhất là sáng sớm và chiều tối. Đây là loài muỗi hoạt động vào ban ngày nên hầu như các loại thuốc xịt côn trùng đều không ảnh hưởng gì tới nó.
==> Gây ra bệnh sốt xuất huyết, viêm não. Bởi loài muỗi này là trung gian chính lây truyền các chủng virus Dengue và Zika gây bệnh sốt xuất huyết. Khu vực khí hậu nhiệt đới như Việt Nam chính là nơi chúng hoạt động mạnh mẽ vì vậy hàng triệu người mắc căn bệnh sốt xuất huyết này. Tỷ lệ tử vong cao đặc biệt với trẻ em nếu không được phát hiện sớm. Triệu chứng ớn lạnh, sốt cao.
Ngoài ra còn có các loại muỗi gây hại khác mà chúng tôi có thể chưa cập nhật đầy đủ. Nếu anh chị nào biết thêm những loại muỗi có hại hãy comment ngay bên dưới để cùng nhau cập nhật và mở rộng danh sách các loại muỗi gây hại. Sự chia sẻ thông tin từ các bạn không chỉ giúp chúng tôi hoàn thiện bài viết mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về các nguy cơ tiềm ẩn từ muỗi. Hãy cùng nhau tạo ra một nguồn tài nguyên hữu ích và chính xác cho tất cả mọi người! Cảm ơn sự đóng góp của các bạn!
Cách phòng chống muỗi gây bệnh cho gia đình bạn
Trước những tác hại khôn lường của việc bị muỗi đốt. Chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình một cách tối ưu. Sau đây Funi Smart Door chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số biện pháp thường thấy nhất.
1. Ưu tiên hàng đầu là tiêu diệt mầm móng lăng quăng, bọ gậy. Tránh để ao tù nước đọng, thường xuyên kiểm tra dọn dẹp các khu vực muỗi có thể sinh sản. Có thể thả cá vào các chum, vại, hồ tại nhà.
2. Trang bị các biện pháp tự bảo vệ. Mặc trang phục sáng màu và dài tay, chân để tránh việc bị muỗi đốt. Ngủ màng, sử dụng các loại kem, bình xịt chống muỗi, bắt muỗi bằng vớt điện.
3. Đóng kín cửa hạn chế sự xâm nhập của muỗi.
4. Tuy đuổi được muỗi nhưng những biện pháp trên còn hạn chế ở nhiều điểm. Chúng tôi còn một biện pháp chủ động và tối ưu hơn cả là sử dụng cửa lưới chống muỗi, côn trùng. Không cho muỗi cũng như các côn trùng gây bệnh xâm nhập vào nhà.
Với kết cấu mặt lưới siêu nhỏ muỗi khó xuyên qua, nhưng vẫn giữ được độ thông thoáng cho nhà ở mà không cần đóng kín cửa gây bí bách ẩm ướt. Tận dụng được ánh sáng tự nhiên vào nhà. An toàn và gọn nhẹ. Đây được cho là sự lựa chọn thiết bị nhà ở vừa thông minh vừa tiện ích.
Kết luận
Thông qua bài viết này Funi Smart Door nghĩ rằng đã giúp ích được cho bạn trong việc tìm hiểu các loại muỗi gây hại. Hiểu và biết cách bảo vệ gia đình thân yêu của bạn trước những dịch bệnh nguy hiểm từ muỗi. Qua đây nếu các bạn tin tưởng và cân nhắc sử dụng cửa lưới chống muỗi, côn trùng thì Funi Smart Door cũng có cung cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.